HỆ THỐNG TRỢ LỰC LÁI ĐIỆN. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Tác giả: MS HƯƠNG - GIA ĐỊNH FORD Ngày đăng: 06/04/2024

Hệ thống lái trợ lực điện ô tô là gì? 

Hệ thống lái trợ lực điện trên ô tô có chức năng tác động lực bổ trợ lên cơ cấu dẫn động lái, từ đó mang lại sự nhẹ nhàng trong quá trình điều khiển tay lái. Đây là hệ thống có mặt hầu hết trong các mẫu xe ô tô đời mới. Vậy nên, việc nắm rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động giúp người dùng dễ dàng di chuyển chiếc xe.

Hệ thống lái trợ lực điện (Electric Power Steering) hay còn được biết đến với tên viết tắt EPS, là hệ thống thông minh hỗ trợ việc điều khiển tay lái nhẹ nhàng bằng một động cơ điện. Đây là một trong những hệ thống thông minh có mặt trong hầu hết các dòng xe đời mới hiện nay.

Hệ thống trợ lực lái điện không chỉ mang đến sự linh hoạt cho chiếc xe mà còn giúp người lái cảm thấy an toàn, thoải mái khi vận hành. Bên cạnh đó, EPS giúp giảm tiêu hao nhiên liệu; quá trình bảo trì, sửa chữa cùng dễ dàng hơn so với hệ thống thuỷ lực truyền thống.

Cấu tạo hệ thống trợ lực lái điện ô tô: 

Hệ thống lái trợ lực điện được cấu tạo gồm những thành phần sau:

  • Cảm biến momen xoắn: Là chi tiết có vai trò chuyển momen xoắn thành tín hiệu và truyền về EPS ECU để tính toán mức trợ lực cần thiết. Cảm biến nằm ở cột lái, gần thanh xoắn.

  • Mô - tơ điện DC: Hoạt động tương tự động cơ khởi động của ô tô, nhằm tạo ra trợ lực theo tín hiệu của EPS ECU. Chi tiết này bao gồm động cơ DC, chổi than, cổ góp, rôto, cuộn dây và từ trường.

  • EPS ECU: Là chi tiết có nhiệm vụ điều khiển mô - tơ điện. Sau khi nhận các tín hiệu từ cảm biến, tốc độ xe và tốc độ động cơ, EPS ECU sẽ đưa ra lệnh cho mô - tơ điện tạo trợ lực phù hợp.

  • ECU động cơ: Là chi tiết có nhiệm vụ đưa tín hiệu về tốc độ động cơ tới EPS ECU.

  • Cụm đồng hồ bảng Taplo: Là bộ phận có nhiệm vụ đưa tín hiệu về tốc độ xe đến EPS ECU.

  • Đèn cảnh báo P/S (nằm trên bảng đồng hồ Taplo): Có chức năng sáng đèn khi hệ thống có dấu hiệu hư hỏng, lỗi. 

Hệ thống trợ lực lái điện có cấu tạo khá đơn giản, lại sử dụng nguồn điện của xe nên giúp giảm tiêu hao nhiên liệu hơn các loại trợ lực truyền thống. Đồng thời, hệ thống này có thiết kế nhỏ gọn giúp xe nhẹ hơn. Hơn nữa, khả năng kiểm soát tay lái tốt hơn mang đến trải nghiệm chân thực dù di chuyển ở tốc độ cao, từ đó tạo sự ổn định, an toàn cho xe.

Bạn đang xem: HỆ THỐNG TRỢ LỰC LÁI ĐIỆN. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: